TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHƯỜNG 3

People's Committee of Ward 3

Tìm kiếm

Trang chủ \Học tập, làm theo lời Bác

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “lấy dân làm gốc” soi sáng công tác dân vận hiện nay


Đăng lúc: 20:36:33 14/07/2021

Sinh ra từ Nhân dân; sống và hoạt động cách mạng trong lòng dân; cuối đời lại muốn trở về với Nhân dân, Hồ Chí Minh khảm trong di sản của mình hạt ngọc lung linh tỏa sáng, đó là tư tưởng “lấy dân làm gốc”. Tư tưởng đó mãi mãi soi sáng công việc của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là công tác dân vận.

 

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “DÂN LÀ GỐC”

Ở nước ta, chủ nghĩa yêu nước có trước chủ nghĩa cộng sản, phong trào yêu nước có trước phong trào công nhân, lòng dân có trước ý Đảng. Đúc kết của Hồ Chí Minh: sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 cho thấy chính Nhân dân là người sinh thành ra Đảng. Ngay từ khi ra đời, Đảng đã mang trong mình yếu tố dân tộc, bám rễ sâu trong lòng dân tộc. Cứ thế, Nhân dân luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng, tạo nên ý Đảng - lòng dân suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng.

Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên nhận thức và đánh giá đúng đắn vai trò, vị trí, sức mạnh của Nhân dân với một chất lượng khoa học và cách mạng cao. Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên “chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt”(1). Dân rất tốt là một chân lý, vì tuy đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh, nhưng Nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Người còn khẳng định dân chúng khôn khéo; trí tuệ và sáng kiến của quần chúng là vô cùng tận; “nhân dân trăm tai nghìn mắt vẫn có nhiều ý kiến thông minh, có thể giúp cho các chú tiến bộ hơn… Công tác gì muốn làm tốt đều phải coi trọng ý kiến của nhân dân”(2).

Từ những hiểu biết đúng đắn, toàn diện về dân như vậy, Hồ Chí Minh khẳng định “dân là gốc”. Người nói: “Nước lấy dân làm gốc….Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”(3). Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Gốc là tài dân, lực lượng dân, của dân, lòng dân, quyền dân, lòng tin của dân. Nói về tài trí dân, Người khẳng định “dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”(4). Nói về lực lượng Nhân dân, Hồ Chí Minh khẳng định “trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Người chỉ rõ: “Chúng ta biết rằng: lực lượng của dân chúng nhiều vô cùng. Kinh nghiệm trong nước và các nước tỏ cho chúng ta biết: có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Không có thì việc gì làm cũng không xong”(5). “Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”(6). Người thường nhắc lại câu nói của Nhân dân Quảng Bình: “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Nói về lòng dân, Hồ Chí Minh đúc kết: “Ta được lòng dân thì ta không sợ gì cả. Nếu không được lòng dân thì ta không thể làm tốt công tác”(7), “được lòng dân, thì việc gì cũng làm được. Trái ý dân, thì chạy ngược chạy xuôi”(8).

BoX: “Nước lấy dân làm gốc….Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” – Hồ Chí Minh

Xuất phát từ chỗ gắn bó mật thiết với Nhân dân, sống giữa lòng dân, Hồ Chí Minh thấu hiểu đời sống, tình hình, tâm lý, tâm tư, nguyện vọng Nhân dân. Người nói dân chúng nhiều tai mắt, cái gì cũng nghe cũng thấy; dân chúng so sánh đúng, giải quyết đúng, gọn gàng, hợp lý, công minh, “biết nhiều việc mà các cấp lãnh đạo không biết”(9). Nước ta là một nước dân chủ, vì vậy, theo Hồ Chí Minh:

“Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.

Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.

Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.

Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.

Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra.

Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.

Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân(10);

“Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”(11).

Như vậy, tư tưởng “dân là gốc” cần được hiểu trên mấy lát cắt: Một là, dân chúng chứa đựng một xung lực mạnh mẽ vô cùng tận, cả tài, sức, quyền, trí, lòng dân; Hai là, Nhân dân được hưởng tất cả lợi ích vật chất và tinh thần; Ba là, dân chúng có trách nhiệm trong cách mạng, kháng chiến, đổi mới, xây dựng đất nước; Bốn là, không chỉ nước, mà Đảng cũng phải lấy dân làm gốc, do dân tổ chức nên.

Trong mọi công việc, Đảng, Nhà nước đã xác định “dân là gốc” thì “đừng có làm điều gì trái ý dân”, “Ý dân là ý trời. Làm đúng ý nguyện của dân thì ắt thành. Làm trái ý nguyện của dân thì ắt bại”(12). Dân là chủ, là gốc, thì Đảng, Chính phủ, cán bộ, đảng viên phải phục vụ Nhân dân, học hỏi Nhân dân, “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ Trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân”(13).

Khẳng định Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nhưng lãnh đạo không có nghĩa là “ngồi một nơi chỉ tay năm ngón không chịu xuống các địa phương kiểm tra công tác”(14), mà “lãnh đạo là làm đày tớ nhân dân và phải làm cho tốt”(15). Bằng cách cắt nghĩa đó, Hồ Chí Minh chỉ rõ “Đảng không phải làm quan, sai khiến quần chúng mà phải làm đày tớ cho quần chúng… Xa quần chúng là hỏng, cần phải nhớ nhiệm vụ của Đảng là làm đầy tớ cho quần chúng”(16).

Làm “đầy tớ nhân dân” với ý nghĩa cao đẹp nhất là phục vụ Nhân dân, học hỏi Nhân dân, đem lại hạnh phúc cho Nhân dân, làm cho Nhân dân hài lòng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Không học hỏi nhân dân thì không lãnh đạo được dân. Có biết làm học trò dân, mới làm được thầy học dân(17).

Một cách tiếp cận khác mang tính nguyên tắc thể hiện chiều sâu và bề rộng của nội hàm “dân là gốc”, cho thấy Đảng và Nhà nước khi đã xác định “lấy dân làm gốc” thì phải hoàn thành trách nhiệm, bổn phận với dân không chỉ là vấn đề lợi ích mà sâu xa hơn là tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, bàn bạc với dân, học hỏi dân, gương mẫu và tự phê bình trước dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ để chữa bệnh quan liêu, xa dân, khinh thường dân, phụng sự nhân dân tốt, có một “đơn thuốc” - nguyên tắc là: “Theo đúng đường lối nhân dân và 6 điều là:

Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết;

Liên hệ chặt chẽ với nhân dân;

Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ;

Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân, và hoan nghênh nhân dân phê bình mình;

Sẵn sàng học hỏi nhân dân;

Tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, để nhân dân noi theo”(18).

THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC DÂN VẬN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân(19) làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”; “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.

Điều đặc biệt là lần đầu tiên trong Hiến pháp, tại Điều 4, khi nói về Đảng Cộng sản Việt Nam, điểm 2 viết: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”. Nội dung này ghi rõ trong Cương lĩnh 2011 là tất yếu, đương nhiên, bình thường vì đó là một trong những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng. Nhưng điều này thể hiện trong Hiến pháp với ý nghĩa là bộ luật căn bản của một nước thì hết sức đặc biệt. Điều đó tỏ rõ rằng Đảng không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của Nhân dân lao động và của cả dân tộc; là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, mà còn thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với dân; có bổn phận, trách nhiệm với dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

Cùng với Hiến pháp, trong những năm gần đây, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, văn bản mang tính chiến lược liên quan đến công tác dân vận, tin tưởng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở như Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh” (6/1997); Chỉ thị 30 về “Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cở sở” (18/2/1998); Kết luận 120 về 

Tin mới

Lĩnh vực Văn hóa, Thể thao

QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC VĂN HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số 311/QĐ-UBND-HC ngày 15 tháng 4 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)    STT Nội dung Tải về I. LĨNH VỰC VĂN HÓA CƠ SỞ 1. Thủ tục xét tặng danh hiệu Gia

Thành phố Cao Lãnh

Đơn vị chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 3.

Trưởng Ban Biên tập: Ông Đoàn Trung Hiếu - Phó Chủ tịch UBND Phường 3.

Địa chỉ: Số 04, đường Nguyễn Trãi, khóm Mỹ Long, Phường 3, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Điện thoại: 02773.851552

Email: phuong3.tpcl@caolanhcity.dongthap.gov.vn

Website: http://phuong3.tpcaolanh.dongthap.gov.vn