TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHƯỜNG 3

People's Committee of Ward 3

Tìm kiếm

PT KINH TẾ - XÃ HỘI

TÀI NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG

TUYỂN DỤNG

THÔNG TIN SỨC KHỎE

CÔNG KHAI NGÂN SÁCH

Trang chủ \Thông tin sức khỏe

Tiêm vắc xin cúm mùa - biện pháp dự phòng hiệu quả nhất


Đăng lúc: 08:09:40 14/02/2025
Cập nhật lần cuối: 08:09:40 14/02/2025

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.

Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch v.v. thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Phòng ngừa bệnh cúm. Ảnh: TTXVN

Theo Khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng, chống cúm mùa của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cần: Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng. Tiêm vắc xin cúm mùa, đây là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Các biện pháp phòng bệnh chung bao gồm: Phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm; tăng cường rửa tay; vệ sinh hô hấp khi ho khạc; tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.

Để phòng lây nhiễm từ người bệnh cần cách ly người bệnh ở buồng riêng, người bệnh phải đeo khẩu trang trong thời gian điều trị, thường xuyên làm sạch và khử khuẩn buồng bệnh và quần áo, dụng cụ của người bệnh.

Để phòng cho nhân viên y tế cần rửa tay thường quy trước và sau khi thăm khám người bệnh bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh. Phương tiện phòng hộ gồm khẩu trang, găng tay, mũ, bao giày hoặc ủng, mặt nạ che mặt v.v. phải luôn có sẵn ở khu vực cách ly, được sử dụng đúng cách và khi cần thiết. Sau khi sử dụng được xử lý theo quy định của Bộ Y tế.

Về giám sát, cần lập danh sách nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh, nhân viên làm việc tại khoa có người bệnh và nhân viên phòng xét nghiệm xử lý bệnh phẩm. Những nhân viên này cần được theo dõi thân nhiệt và các biểu hiện lâm sàng hàng ngày. Nhân viên mang thai, mắc bệnh tim phổi mạn tính nên tránh tiếp xúc với người bệnh.

Về tiêm phòng vắc xin cúm, nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm. Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng cúm là: Nhân viên y tế, trẻ từ 06 tháng đến 08 tuổi; người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…), người trên 65 tuổi.

 

Nguồn từ Cổng thông tin điện tử Tỉnh

Tin cùng chủ đề:

Thành phố Cao Lãnh